Sổ đỏ là gì? Sổ hồng là gì? Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng theo quy định pháp luật

Chia sẻ tin này:
Mua bán ký gửi hơn 15.000 căn nhà đẹp

Sổ đỏ và sổ hồng là thuật ngữ mà các chủ thể thường gọi, được người sử dụng đất cẩn thận trong việc giữ gìn, bảo quản bởi liên quan đến quyền sử dụng đất, gắn liền với “tài sản” có giá trị lớn, là giấy tờ xác nhận, chứng minh quyền sử dụng của các chủ thể. Vấn đề đặt ra là có chủ thể có sổ đỏ, chủ thể có sổ hồng hoặc cùng một chủ thể có cả sổ hồng và sổ đỏ. Vậy sổ đỏ là gì? Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng để nhận biết hai loại sổ này có điểm gì khác nhau.

    Căn cứ theo quy định của pháp luật, Nhamatdat.com chúng tôi xin tư vấn cách phân biệt sổ đỏ với sổ hồng như sau:

Cơ sở pháp lí

  • Luật Đất đai 2013
  • Nghị định 88/2009/NĐ-CP Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
  • Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
  • Thông tư 17/2009/TT-BTNMT về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
  • Quyết định 08/2006/QĐ-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
  • Quyết định 24/2004/QĐ-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Sổ đỏ là gì? Sổ hồng là gì?

      Sổ đỏ, sổ hồng là tên gọi mà các chủ thể thường dùng, dựa trên dấu hiệu màu sắc bên ngoài của mỗi loại giấy để gọi tên, phân biệt. Vậy sổ đỏ, sổ hồng thực chất là gì? Có khái niệm pháp lí như thế nào?

     Sổ đỏ là cách gọi dân dã của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo những quy định đầu tiên về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bìa màu đỏ, dòng chữ ” Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ” màu vàng. Như vậy, sổ đỏ là cách gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời gian trước ngày 10/12/2009.

     Sổ hồng ra đời khi Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ban hành ngày ngày 21/10/2009 và có hiệu lực ngày 10/12/2009. Cụ thể, Giấy chứng nhận là cách gọi tắt của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm 4 trang có nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen và dòng chữ ” Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ” màu đỏ. Như vậy, sổ hồng là chứng thư pháp lý công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

>> Xem thêm:  Tưởng lời 2 tỷ từ bán đất, cuối cùng lỗ 1 tỷ

     Tuy nhiên, với những Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) trước đây, Nhà nước vẫn công nhận để người sử dụng đất tiếp tục sử dụng chứ không bắt buộc phải đổi sang mẫu mới. Ra đời vào thời điểm khác nhau như vậy khiến sổ đỏ và sổ hồng có nhiều điểm khác nhau.

Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng

      Sổ đỏ và sổ hồng có điểm giống nhau bởi đều là chứng thư pháp lý được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp khẳng định quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất. Tuy có điểm tương đồng và giá trị pháp lý của hai văn bản này là như nhau nhưng các chủ thể vẫn băn khoăn việc phân biệt hai loại sổ này như thế nào, chúng tôi xin phân biệt dựa trên những tiêu chí sau:

+ Căn cứ pháp lý:

    • Sổ đỏ được ghi nhận và định nghĩa từ Quyết định 24/2004/QĐ-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, duy trì hình thức sang quy định tại Quyết định 08/2006/QĐ-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
    • Sổ hồng (mới) là Giấy chứng nhận được ghi nhận từ Nghị định 88/2009/NĐ-CP và Thông tư 23/2014/TT-BTNMT.

     Như vậy, sổ hồng ra đời sau sổ đỏ, thay thế sổ đỏ và Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu nhà ở và đất ở trước đây.

+ Hình thức bên ngoài:

  • Sổ hồng có hình thức như sau: Gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và Trang bổ sung nền trắng;

        Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ; mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

        Trang 2 in chữ màu đen gồm mục “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, trong đó có các thông tin về thửa đất và tài sản trên đất.

        Trang 3 in chữ màu đen gồm mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”;

        Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”; nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch;

        Trang bổ sung Giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm dòng chữ “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”; số hiệu thửa đất; số phát hành Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” như trang 4 của Giấy chứng nhận.

  • Sổ đỏ có hình thức như sau:
>> Xem thêm:  Hành vi lấn chiếm đất đai bị xử lý như thế nào?

        Trang 1 là trang bìa; đối với bản cấp cho người sử dụng đất thì trang bìa mầu đỏ gồm Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” mầu vàng, số phát hành của giấy chứng nhận mầu đen, dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường; đối với bản lưu thì trang bìa mầu trắng gồm Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” mầu đen, số phát hành của giấy chứng nhận mầu đen, dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

        Trang 2 và trang 3 có các đặc điểm và nội dung sau:  Nền được in hoa văn trống đồng màu vàng tơ ram 35%; Trang 2 được in chữ mầu đen gồm Quốc hiệu, tên Uỷ ban nhân dân cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; in chữ hoặc viết chữ gồm tên người sử dụng đất, thửa đất được quyền sử dụng, tài sản gắn liền với đất, ghi chú; Trang 3 được in chữ, in hình hoặc viết chữ, vẽ hình mầu đen gồm sơ đồ thửa đất, ngày tháng năm ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chức vụ, họ tên của người ký giấy chứng nhận, chữ ký của người ký giấy chứng nhận và dấu của cơ quan cấp giấy chứng nhận, số vào sổ cấp giấy chứng nhận.

        Trang 4 mầu trắng in bảng, in chữ hoặc viết chữ mầu đen để ghi những thay đổi về sử dụng đất sau khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp trang 4 của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hết chỗ ghi thì lập trang bổ sung. Trang bổ sung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có kích thước, nội dung như trang 4, in hoặc viết thêm số hiệu thửa đất, số phát hành giấy chứng nhận và số vào sổ cấp giấy chứng nhận ở trên cùng của trang; trang bổ sung phải được đánh số thứ tự và đóng dấu giáp lai với trang 4 của giấy chứng nhận.

>> Xem thêm:  Thủ tục tách thửa theo quy định của pháp luật hiện hành

+ Chủ thể được cấp:

      Đối với sổ đỏ, chủ thể được cấp chỉ có thể là người sử dụng đất. Sổ hồng có điểm khác biệt về chủ thể được cấp sổ, không chỉ người sử dụng đất được cấp mà người sở hữu tài sản gắn liền với đất khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định cũng là một chủ thể thuộc đối tượng được cấp loại sổ này. Nên có thể nhận định phạm vi chủ thể được cấp đối với sổ đỏ hẹp hơn so với sổ hồng.

+ Nội dung ghi nhận

     Nội dung trên sổ hồng được quy định nhiều hơn so với sổ đỏ.

    • Sổ đỏ là giấy tờ chỉ ghi nhận quyền sử dụng đất về đất các loại đất. Trường hợp có tài sản trên đất thì ghi tên tài sản (nhà ở, nhà chung cư hoặc cây lâu năm), trường hợp chủ sở hữu tài sản đã đăng ký sở hữu hoặc đã được xác lập quyền sở hữu.
    • Sổ hồng có thêm thông tin: Chủ sở hữu nhà ở và tài sản trên đất nếu tài sản đã hình thành trên thực tế tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận và thuộc quyền sở hữu của người đề nghị được cấp Giấy chứng nhận, thêm quy định về việc tài sản nằm trên nhiều phần đất của những người khác nhau, hoặc trên một mảnh đất có nhiều tài sản thuộc sở hữu của nhiều người.

      Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Sổ đỏ là gì? Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng.

Chia sẻ tin này:
Nếu bạn chưa tìm thấy ngôi nhà tương lai thì hãy sử dụng chức năng Tìm kiếm hoặc Điền vào form dưới đây. Hãy viết yêu cầu mua nhà thật chi tiết, chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!



Nhà mặt đất - Mua bán ký gửi bất động sản thổ cư

Có thể bạn quan tâm