Thừa phát lại là gì? Quy định của pháp luật về hoạt động của thừa phát lại?

Chia sẻ tin này:
Mua bán ký gửi hơn 15.000 căn nhà đẹp

Thừa phát lại là một khái niệm tương đối mới khiến người được nghe nhắc đến thừa phát lại đều khó hiểu, khó lí giải. Thừa phát lại vẫn ít sử dụng trong cuộc sống thường này nên có rất nhiều người không hiểu được thừa phát lại là gì? Trong các quy định của pháp luật thì thừa phát lại được làm những công việc nào? Những công việc nào thừa phát lại không được làm?

      Căn cứ theo quy định của pháp luật, Nhamatdat.com chúng tôi xin tư vấn đề Thừa phát lại là gì? Những quy định của pháp luật về hoạt động thừa phát lại như sau:

Cơ sở pháp lý

  • Luật đất đai 2013
  • Nghị định 61/2009/NĐ-CP: Về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh
  • Nghị định 135/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của chính phủ về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh

Thừa phát lại là gì?

      Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan (Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 61/2009/NĐ-CP).

>> Xem thêm:  Làm sao để bán nhà giá tốt mà chỉ tốn ít tiền sửa chữa?

    Để được bổ nhiệm thừa phát lại thì cá nhân đó cần đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 Nghị định Nghị định 61/2009/NĐ-CP, cụ thể:

  • Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;
  • Không có tiền án;
  • Có bằng cử nhân luật;
  • Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phấn, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên;
  • Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;
  • Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.

Những việc thừa phát lại được làm

     Thừa phát lại là chức danh được Nhà nước bổ nhiệm, được pháp luật công nhận, tuy nhiên hoạt động của thừa phát lại vẫn được giới hạn trong khuôn khổ quy định Điều 3 Nghị định 61/2009/NĐ-CP như sau:

  • Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của tòa án hoặc cơ quan thi hành án dân sự. Tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật.
  • Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.
  • Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự;
  • Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự (trừ các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án).
>> Xem thêm:  Kinh nghiệm đầu tư bất động sản của Donald Trump

     Thông thường, các cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm nhất là hoạt động lập vi bằng của thừa phát lại. Trong phạm vi quy định của mình thừa phát lại được phép lập vi bằng ghi lại sự kiện pháp lý mà cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu.

Những việc thừa phát lại không được làm

      Theo quy định tại điều 6 Nghị định 61/2009/NĐ-CP, công việc Thừa phát lại không được làm:

     – Không được tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật cho phép.

     – Thừa phát lại không được đòi hỏi bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng. Ví dụ, chi phí lập vi bằng do người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc. Ngoài chi phí mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng thì thừa phát lại không được đòi hỏi thêm bất kì chi phí nào khác.

     – Trong khi thực thi nhiệm vụ của mình, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

>> Xem thêm:  Bài học xương máu của vợ chồng trẻ khi quyết bán đất mua ô tô

     – Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

      Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề Thừa phát lại là gì? Những quy định của pháp luật về hoạt động thừa phát lại mà bạn quan tâm.

Chia sẻ tin này:
Nếu bạn chưa tìm thấy ngôi nhà tương lai thì hãy sử dụng chức năng Tìm kiếm hoặc Điền vào form dưới đây. Hãy viết yêu cầu mua nhà thật chi tiết, chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!



Nhà mặt đất - Mua bán ký gửi bất động sản thổ cư

Có thể bạn quan tâm