Quy định về phí công chứng hợp đồng mua bán nhà, đất

Chia sẻ tin này:
Mua bán ký gửi hơn 15.000 căn nhà đẹp

Công chứng chứng thực giấy tờ giao dịch liên quan đến chuyển quyền bất động sản là một trong những bước bắt buộc để thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Kèm theo thắc mắc về trình tự thủ tục công chứng, chứng thực giấy tờ chuyển quyền là thắc mắc về chi phí để hoàn thành thủ tục đó. Một trong những chi phí nhận được nhiều sự quan tâm của người sử dụng đất và chủ sở hữu nhà ở là quy định về phí công chứng hợp đồng mua bán nhà.

      Căn cứ theo quy định của pháp luật, Nhamatdat.com chúng tôi xin tư vấn Quy định về phí công chứng mua bán nhà của pháp luật năm 2020 như sau:

Cơ sở pháp lý

  • Luật Đất đai năm 2013
  • Luật công chứng năm 2014
  • Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp thể công chứng viên

Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà, đất là gì?

      Phí công chứng theo quy định tại Điều 56 Luật Công chứng năm 2014 là khoản phí người yêu cầu công chứng phải nộp khi làm thủ tục công chứng, bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng.

>> Xem thêm:  Đầu tư BĐS cho thuê: Nên hay không?

      Như vậy, phí công chứng hợp đồng mua bán nhà, đất là khoản phí mà tổ chức, cá nhân khi yêu cầu công chứng hợp đồng mua bán nhà, đất phải nộp khi yêu cầu công chứng hợp đồng mua bán nhà, đất.

      Phí công chứng và thù lao công chứng là hai khái niệm khác nhau nhưng dễ hiểu lầm nên khi tìm hiểu về khái niệm phí công chứng, ta tìm hiểu thêm về khái niệm thù lao công chứng để tránh được nhầm lẫn.

      Thù lao công chứng là khoản tiền mà người yêu cầu công chứng phải trả cho tổ chức hành nghề công chứng theo quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Công chứng năm 2014, gồm những việc sau:

  • Soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp
  • Thực hiện công chứng ngoài trụ sở theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng.
  • Thực hiện xác minh, giám định theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng.
  • Các việc khác liên quan đến việc công chứng.

Thủ tục công chứng mua bán nhà, đất

      Theo quy định tại Điều 40 Luật công chứng 2014 người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng, gồm các giấy tờ sau đây:

  • Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu;
  • Dự thảo hợp đồng, giao dịch (nếu có);
  • Bản sao giấy tờ tuỳ thân;
  • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng (Bản sao Giấy đăng ký kết hôn, Giấy khai sinh…)
>> Xem thêm:  Farmstay là gì? Cơ hội và thách thức khi đầu tư dự án farmstay?

     Thủ tục công chứng được thực hiện tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng có trụ sở tại tỉnh nơi có đất.

      Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng, trừ trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.

Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà, đất 

      Theo quy định tại điểm a3 khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, mức thu phí công chứng mua bán nhà, đất được tính trên giá trị chuyển nhượng, cụ thể như sau:

  • Dưới 50 triệu đồng mức thu là: 50.000 đồng.
  • Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng mức thu là: 100.000 đồng
  • Từ trên 100 triệu đồng  đến 01 tỷ đồng mức thu là 0,1% x Giá trị tài sản hoặc hợp đồng giao dịch
  • Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng mức thu là 1.000.000 đồng + 0.06%x Giá trị tài sản hoặc hợp đồng giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng.
  • Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng mức thu là 2.200.000 đồng + 0,05% x Giá trị tài sản hoặc hợp đồng giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng.
  • Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng mức  thu là: 3.200.000 đồng + 0,04% x Giá trị tài sản hoặc hợp đồng giao dịch vượt qua 05 tỷ đồng.
  • Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng mức thu là: 5.200.000 đồng + 0,03%x Giá trị tài sản hoặc hợp đồng giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.
  • Trên 100 tỷ đồng thì mức thu là: 32.200.000 đồng + 0,02%x Giá trị tài sản hoặc hợp đồng giao dịch vượt quá 100 tỷ. Trường hợp này mức  thu tối đa là 70.000.000 đồng.
>> Xem thêm:  THỦ TỤC SANG TÊN SỔ ĐỎ TỪ BỐ MẸ SANG CON THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

     Ngoài ra, khi hai bên chủ thể trong giao dịch mua bán nhà đất không tự chuẩn bị hợp đồng mẫu, mà yêu cầu công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, thực hiện công chứng ngoài trụ sở theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng, thực hiện xác minh, giám định theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng, các việc khác liên quan đến việc công chứng thì phải trả thêm khoản thù lao công chứng. Mức thù lao công chứng được quy định tại điều 67 Luật Công chứng 2014 như sau:

  • UBND tỉnh căn cứ vào tình hình của địa phương mình đưa ra mức trần thu lao công chứng
  • Tổ chức hành nghề công chứng đưa ra thù lao công chứng của tổ chức mình, niêm yết công khai tại trụ sở của mình. Mức thù lao này không được vượt quá mức trần do UBND cấp tỉnh quy định.

      Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề Quy định về phí công chứng mua bán nhà của pháp luật 2020.

Chia sẻ tin này:
Nếu bạn chưa tìm thấy ngôi nhà tương lai thì hãy sử dụng chức năng Tìm kiếm hoặc Điền vào form dưới đây. Hãy viết yêu cầu mua nhà thật chi tiết, chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!



Nhà mặt đất - Mua bán ký gửi bất động sản thổ cư

Có thể bạn quan tâm