Quy định của pháp luật về luật thừa kế đất đai mới nhất

Chia sẻ tin này:
Mua bán ký gửi hơn 15.000 căn nhà đẹp

Cuộc đời mỗi con người đều phải trải qua quy luật sinh – tử, khi một người chết đi pháp luật quy định quyền, nghĩa vụ và tư cách của họ sẽ bị chấm dứt. Đồng thời một quan hệ mới phát sinh từ sự kiện này cũng được pháp luật điều chỉnh để giải quyết, đó là mối quan hệ thừa kế. Bởi trước khi chết họ để lại khối tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng của mình, đó là động sản, là bất động sản và khối tài sản này trở thành di sản thừa kế từ khi sự kiện chết xảy ra. Vậy pháp luật xử lí ra sao đối với khối di sản đó, đặc biệt là bất động sản (quyền sử dụng đất và nhà ở) thường mang giá trị lớn khiến tranh chấp thường xuyên xảy ra? Những chủ thể nào có quyền thừa kế đối với di sản này? Và phải làm sao để những người thừa kế có thể thụ hưởng theo úng pháp luật hiện hành? Đó là lí do chúng tôi biên soạn bài viết “Quy định của pháp luật thừa kế đất đai mới nhất”

      Căn cứ theo quy định của pháp luật, Nhamatdat.com chúng tôi xin tư vấn Quy định của pháp luật thừa kế đất đai mới nhất như sau:

Cơ sở pháp lí

  • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
  • Luật đất đai đai năm 2013
  • Thông tư 24/2014/TT-BTNMT Quy định về hồ sơ địa chính
  • Thông tư 33/2017/TT-BTNMT Quy định chi tiết Nghị ịnh số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành luật Đất đai.

      Quyền sử dụng đất thường là đối tượng phổ biến được người sử dụng đất trước khi chết để lại, quyền sử dụng đất dù được để lại thông qua sự thể hiện ý chí muốn để lại cho một hoặc một số chủ thể xác định và lập bằng di chúc hoặc để lại mà không thể hiện bất cứ ý chí gì về đối tượng này vẫn làm phát sinh quan hệ về thừa kế. Nhưng để những người thừa kế có thể hưởng di sản này, cần phải tuân theo những trình tự thủ tục nhất định và trạng thái của quyền sử dụng đất cũng là yếu tố tác động rất lớn, quyết định trực tiếp đến thủ tục để các chủ thể thừa kế xác lập và thực hiện. Để trình bày rành mạch, rõ ràng về trình tự thủ tục phù hợp với trạng thái của đất, chúng tôi phân tích dựa trên hai tiêu đề lớn: Trình tự, thủ tục đối với trường hợp di sản chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trình tự, thủ tục đối với trường hợp di sản đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cụ thể như sau:

Trường hợp di sản chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Yêu cầu Tòa án phân chia di sản thừa kế

       Khi di sản thừa kế là mảnh đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, pháp luật thừa kế đất đai quy định những người có quyền thừa kế đối với mảnh đất dù là có hay không tranh chấp về thừa kế đối với quyền sử dụng đất, các chủ thể vẫn buộc phải đưa ra yêu cầu để tòa có thể phân chia di sản thừa kế đối với mảnh đất này. Nếu có tranh chấp giữa những người thừa kế (bố mẹ để lại con cái và nảy sinh trach chấp giữa anh chị em trong gia đình… ) thì các chủ thể có quyền khởi kiện thành một vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản lúc này vụ án sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo loại việc (Căn cứ theo khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) hoặc khi không có tranh cấp các bên phải yêu cầu tòa án xác định quyền sở hữu tài sản- quyền sử dụng đất, vụ việc sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án theo khoản 9 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Bởi mảnh đất này chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, về bản chất mảnh đất này chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thừa nhận quyền sử dụng đất này là tài sản của người để lại thừa kế, chưa xác định được đây có phải là di sản thừa kế hay không, chỉ khi xác định được đây là di sản thừa kế mới có thể phân chia được. Chính bởi lẽ đó, những người thừa kế cần yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền lúc này- Tòa án, để tòa thực hiện các thủ tục tố tụng nhằm xác định mảnh đất là di sản thừa kế, từ đó xác định người thừa kế đối với mảnh đất này và tiến hành phân chia sau đó ra bản án, quyết định của tòa án thì mới có đủ căn cứ, cơ sở rằng quyền thừa kế của họ đã được xác định rõ và hoàn toàn có quyền xác lập quyền sử dụng đất này là của họ bằng việc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên mình.

>> Xem thêm:  Có nên bán nhà đang ở trước khi tìm được nhà mới?

      Để Tòa án có căn cứ thụ lý giải quyết, người có quyền thừa kế nộp cho tòa án những giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện chia thừa kế (khi có tranh cấp) hoặc đơn yêu cần tòa án xác định quyền sở hữu tài sản- quyền sử dụng đất (khi không có tranh chấp)
  • Bản sao có chứng thực Chứng minh thư nhân dân của những người khởi kiện hoặc người yêu cầu.
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế.
  •  Bản kê khai các di sản
  • Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản.

       Sau khi nộp các giấy tờ kể trên, người thừa kế cần cần thực hiện nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí/ tạm ứng lệ phí tòa án (trừ những trường hợp được miễn), thực hiện các yêu cầu như sửa đổi, bổ sung đơn… để tòa án thụ lý và giải quyết vụ việc theo trình tự, thủ tục tố tụng.

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu

      Khi đã có bản án, quyết định của tòa án, người thừa kế được xác định có phần quyền đối với mảnh đất có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thừa nhận quyền sử dụng đất của mình và xác lập quyền của người sử dụng đất bằng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu tương ứng với phần mà nội dung bản án, quyết định của tòa án đã tuyên. Bản án, quyết định của tòa án là căn cứ xác đáng, duy nhất để đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử đất được cấp sổ lần đầu cho những người thừa kế, kèm theo hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận, người thừa kế nộp kèm theo bản án, quyết định của tòa án để làm cơ sở chứng minh cho yêu cầu xin cấp sổ. Điều này được ghi nhận tại khoản 3 Điều 100 Luật Đất đai 2013:

3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ thực hiện, trình tự thủ tục và nghĩa vụ tài chính đối với việc cấp sổ đỏ lần đầu, bạn có thể tham khảo bài viết Cấp sổ đỏ lần đầu theo quy định của pháp luật

>> Xem thêm:  Officetel là gì? Có nên đầu tư căn hộ Officetel không?

Trường hợp di sản đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thủ tục khai nhận, phân chia di sản thừa kế

       Theo quy định của pháp luật thừa kế đất đai mới nhất, bước đầu tiên trong quy trình thủ tục để nhận thừa kế quyền sử dụng đất đã có giấy chứng nhận là những người thừa kế phải tiến hành khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế khi thuộc một trong các trường hợp:

  • Người chết không để lại di chúc
  • Di chúc người chết để lại không hợp pháp
  • Người chết có để lại di chúc nhưng di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng đối với từng người.

      Khi nằm trong các trường hợp trên cần phải xét xem hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai, ai là người có quyền thừa kế. Khi chỉ có duy nhất một người được nhận thừa kế hay những người nhận thừa kế không muốn phân chia quyền sử dụng đất và muốn là người đồng sử dụng trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì quy định của pháp luật thừa kế tài sản là bất động sản, người thừa kế phải lập văn bản khai nhận di sản. Nhưng khi có nhiều người có quyền thừa kế đối với mảnh đất, muốn quyền sử dụng đất được chia cụ thể cho từng người, mỗi người có quyền sử dụng riêng thì sẽ lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Nếu các bên không thể tự thỏa thuận phân chia di sản dẫn đến phát sinh tranh chấp đất đai thừa kế thì phải yêu cầu Tòa án giải quyết. Văn bản khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, pháp luật thừa kế đất đai yêu cầu các chỉ thể phải thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực, hồ sơ bao gồm:

  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của người để lại di sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ). Tuy nhiên khi quyền sử dụng đất là di sản thừa kế bởi trước khi chết người đó đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa thực hiện thủ tục đăng ký biến động (sang tên) phải kèm theo giấy tờ chứng minh đó là di sản ngời chết để lại như hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất…
  • Giấy chứng tử của người/ những người để lại di sản.
  • CMND/căn cước công dân/hộ chiếu, Hộ khẩu của những người thừa kế còn sống tại thời điểm làm thủ tục.
  • Giấy xác nhận/chứng minh quan hệ của những người thừa kế đã chết tại thời điểm làm thủ tục.
  • Trường hợp thừa kế theo pháp luật: Phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế như: Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc có quan hệ gia đình,…
  • Trường hợp thừa kế theo di chúc: Phải có bản sao hoặc bản gốc di chúc
  •  Các giấy tờ, tài liệu liên quan về việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán tài sản (nếu có)
  • Bản án, quyết định của của Tòa về việc phân chia di sản thừa kế (trong trường hợp các bên không thể tự thỏa thuận phân chia di sản dẫn đến phát sinh tranh chấp thì phải yêu cầu Tòa án giải quyết)
>> Xem thêm:  4 cách tự thẩm định giá khi mua bán nhà đất

     Công chứng được thực hiện tại Phòng Công chứng hoặc Văn phòng công chứng, chứng thực được thực hiện ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó. Chứng thực được thực hiện tại UBND nơi có đất, việc chứng thực được thực hiện trong ngày nhận hồ sơ; nếu nộp hồ sơ yêu cầu chứng thực sau 03 (ba) giờ chiều thì việc chứng thực được thực hiện chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo.

Hồ sơ để thực hiện thủ tục đăng ký biến động

Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT hồ sơ thực hiện thủ tục này bao gồm:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn lền với đất theo mẫu 09/ĐK
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của người để lại di sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ). Tuy nhiên khi quyền sử dụng đất là di sản thừa kế bởi trước khi chết người đó đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa thực hiện thủ tục đăng ký biến động (sang tên) phải kèm theo giấy tờ chứng minh đó là di sản người chết để lại như hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất…
  • Giấy chứng tử của người/những người để lại di sản.
  • CMND/căn cước công dân/hộ chiếu, Hộ khẩu của những người thừa kế còn sống tại thời điểm làm thủ tục.
  • Giấy xác nhận/chứng minh quan hệ của những người thừa kế đã chết tại thời điểm làm thủ tục.
  • Văn bản khai nhận hoặc phân chia di sản đã thực hiện công chứng, chứng thực
  • Giấy tờ chứng minh quyền được hưởng thừa kế của những người thừa kế: Trường hợp thừa kế theo pháp luật: Phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế như: Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc có quan hệ gia đình,…Trường hợp thừa kế theo di chúc: Phải có bản sao hoặc bản gốc di chúc.
  •  Các giấy tờ, tài liệu liên quan về việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán tài sản (nếu có)
  • Bản án, quyết định của của Tòa về việc phân chia di sản thừa kế (trong trường hợp các bên không thể tự thỏa thuận phân chia di sản dẫn đến phát sinh tranh chấp thì phải yêu cầu Tòa án giải quyết)

      Sau khi chẩn bị đủ hồ sơ như trên, người thừa kế nộp tới chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc tại Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi có đất (nếu có nhu cầu) để tiến hành thủ tục sang tên và phải hoàn thành các khoản nghĩa vụ tài chính liên quan thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trên mới trả kết quả cho người thừa kế.

      Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề: Quy định của pháp luật thừa kế đất đai mới nhất.

Chia sẻ tin này:
Nếu bạn chưa tìm thấy ngôi nhà tương lai thì hãy sử dụng chức năng Tìm kiếm hoặc Điền vào form dưới đây. Hãy viết yêu cầu mua nhà thật chi tiết, chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!



Nhà mặt đất - Mua bán ký gửi bất động sản thổ cư

Có thể bạn quan tâm