Diện tích tối thiểu là bao nhiêu mét vuông thì được cấp sổ đỏ?

Chia sẻ tin này:
Mua bán ký gửi hơn 15.000 căn nhà đẹp

Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân và được nhà nước thống nhất quản lý trên cơ sở các quy định pháp luật. Để sử dụng đất có hiệu quả góp phần phát triển kinh tế xã hội thì nhà nước sẽ giao cho cá nhân, tổ chức, hộ gia đình…và các chủ thể này phải thực hiện đăng kí quyền sử dụng đất. Nhà nước sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ thể có đủ điều kiện theo quy định pháp luật, đảm bảo để người dân có thể yên tâm trong việc sử dụng, cải tạo đất của mình.Một trong những bước đầu tiên để xin cấp sổ đỏ đó chính là xác định diện tích đất, vậy quy định về diện tích tối thiểu là bao nhiêu mét vuông thì được cấp sổ đỏ là như thế nào?

      Căn cứ theo quy định của pháp luật, Nhamatdat.com chúng tôi xin tư vấn về diện tích tối thiểu là bao nhiêu mét vuông thì được cấp sổ đỏ theo quy định của pháp luật năm 2019 như sau:

Cơ sở pháp lý

  • Luật Đất đai 2013;
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai;
  • Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai;
  • Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính;
  • Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND Hà Nội quy định hạn mức giao đất, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất;

Điều kiện để được cấp sổ đỏ

Thông thường, đối với hộ gia đình, cá nhân có đất nhưng chưa được cấp sổ đỏ thì chủ đất sẽ làm thủ tục để cấp sổ đỏ lần đầu cho mảnh đất này: các trường hợp cấp sổ đỏ lần đầu thường gặp trên thực tế đó là cấp sổ đỏ cho đất khai hoang; cấp sổ đỏ cho đất mua bằng giấy tờ viết tay chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cấp sổ đỏ cho đất tách thửa…

Căn cứ theo Luật đất đai 2013, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất nếu muốn được cấp sổ đỏ phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản sau đây:

Trường hợp 1, Có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013.

  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp tạm thời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993.
  • Được thừa kế, tặng cho hợp pháp, giấy tờ giao nhà tình nghĩa, tình thương gắn liền với đất.
  • Giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ có thẩm quyền chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
  • Bên cạnh đó những giấy được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Chính phủ.
>> Xem thêm:  Hành vi lấn chiếm đất đai bị xử lý như thế nào?

Trường hợp 2, không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật đất đai thì phải được Ủy ban nhân dân xã xác định là khi sử dụng đất ổn định, lâu dài, không có tranh chấp.

  • Trường hợp mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay trước ngày 01/01/2008 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng phải được Ủy ban nhân dân xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị của địa phương.

Ngoài những giấy tờ cần có theo điều 100, quyền sử dụng đất của hộ gia đình, tổ chức, cá nhân còn phải đảm bảo các yếu tố:

  • Sử dụng đất ổn định, đất đang không có tranh chấp.
  • Đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với đất theo quy định của pháp luật.
  • Đáp ứng đủ diện tích tối thiểu để cấp sổ theo quy định của từng tỉnh, thành phố hoặc quận huyện riêng (nếu có)

Đó là những điều kiện cơ bản mà người sử dụng đất phải có khi muốn làm thủ tục cấp sổ đỏ cho đất của mình, thiếu một trong những yếu tố trên thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng không thể làm thủ tục cấp sổ đỏ. Do vậy, trước khi làm hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân cần phải lưu ý những yếu tố như trên, xem xét mảnh đất của mình có đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ hay không.

Quy định về diện tích tối thiểu để được cấp sổ đỏ

Hiện nay, diện tích đất tối thiểu để được cấp sổ đỏ được quy định về cho từng địa phương dựa trên điều kiện về quỹ đất, điều kiện phát triển kinh tế, cũng như quy hoạch xây dựng, sử dụng đất của địa phương đó.

Căn cứ theo quy định tại Điều 143 và Điều 144 Luật đất đai 2013, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là có quan có thẩm quyền quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở cả nông thôn hay đô thị.

>> Xem thêm:  Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đất đai theo quy định hiện hành

Do vậy diện tích tối thiểu để được cấp sổ đỏ sẽ có sự khác nhau nhau giữa mỗi địa phương. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ ban hành quyết định quy định về diện tích tối thiểu này khi có thay đổi về diện tích đất tối thiểu để được cấp sổ đỏ ở địa phương mình.

Trong cùng một tỉnh, tùy theo từng vị trí, điều kiện kinh tế, quy hoạch của tỉnh mà từng quận huyện cũng có thể có mức diện tích tối thiểu để được cấp sổ là khác nhau.

Ví dụ: Diện tối thiểu để cấp sổ đỏ của thành phố Hà Nội trong Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND ngày 01/6/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quy định

Điều 3. Hạn mức giao đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở theo hạn mức giao đất .

1. Hạn mức giao đất ở tái định cư; giao đất làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội được quy định như sau:

Khu vực

Mức tối thiểu

Mức tối đa

Các phường

30 m2

90 m2

Các xã giáp ranh các quận và thị trấn

60 m2

120 m2

Các xã vùng đồng bằng

80 m2

180 m2

Các xã vùng trung du

120 m2

240 m2

Các xã vùng miền núi

150 m

300 m2

Các xã được phân loại để làm căn cứ xác định hạn mức giao đất ở công nhận quyền sử dụng đất ở đối với từng vùng được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này.

2. Hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở cho các trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở ổn định theo khoản 2 Điều 20 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ được xác định bằng một lần hạn mức giao đất ở (xác định theo mức tối đa quy định tại khoản 1 Điều này) nhưng không vượt quá diện tích thửa đất.

3. Hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở cho các trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở ổn định theo khoản 3 Điều 24 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ được xác định bằng 05 lần hạn mức giao đất ở (xác định theo mức tối đa quy định tại khoản 1 Điều này) nhưng không vượt quá diện tích thửa đất.

Trường hợp tự chia tách thửa đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thành hai hoặc nhiều thửa đất mà trong đó có ít nhất một thửa có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu thì sẽ không được cấp sổ đỏ, trừ khi có thể gộp thửa đất có diện tích nhỏ hơn đó với một thửa đất khác để tạo thành một thửa mới đủ điều kiện.

>> Xem thêm:  Hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật

Đây cũng là một lưu ý cho khách hàng khi chuẩn bị tham gia một giao dịch về mua bán, chuyển nhượng, chuyển giao quyền sử dụng đất, phía bên mua cần phải xem xét thật kĩ nếu mảnh đất muốn mua nếu đang chưa có sổ đỏ thì có đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ không, từ đó tránh được những rủi ro không đáng có về sau.

Các trường hợp ngoại lệ

      Đa số, khi cấp sổ đỏ phải đảm bảo diện tích tối thiểu của từng loại đất nhưng có những trường hợp theo quy định của pháp luật sẽ là ngoại lệ, cụ thể:

      Tại điều 29 nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 01/2017/NĐ-CP:

  • Thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày văn bản quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành mà diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho thửa đất mới.

        Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề Các loại giấy tờ hợp pháp theo điều 100 Luật đất đai mới nhất.

Chia sẻ tin này:
Nếu bạn chưa tìm thấy ngôi nhà tương lai thì hãy sử dụng chức năng Tìm kiếm hoặc Điền vào form dưới đây. Hãy viết yêu cầu mua nhà thật chi tiết, chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!



Nhà mặt đất - Mua bán ký gửi bất động sản thổ cư

Có thể bạn quan tâm