Đất trồng cây hàng năm theo quy định của pháp luật đất đai

Đất trồng cây hàng năm thuộc loại đất để sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp. Vậy theo quy định của pháp luật thì đất trồng cây hàng năm là gì? Quy định của pháp luật về đất trồng cây hàng năm mới nhất như thế nào? Và thời hạn sử dụng ra sao… Sau đây bài viết sẽ giải quyết một số vấn đề để có thể hiểu rõ hơn về đất trồng cây hàng năm.
Căn cứ theo quy định của pháp luật, Nhamatdat.com chúng tôi xin tư vấn Đất trồng cây hàng năm là gì? Quy định của pháp luật về đất trồng cây hàng năm mới nhất như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật đất đai năm 2013
- Thông tư 28/2004/TT-BTNMT:Về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Thông tư 28/2014/TT-BTNMT: Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Quyết định 03/2018/QĐ-UBND: Quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Đất trồng cây hàng năm là gì?
Căn cứ Thông tư 28/2004/TT-BTNMT có giải thích:
“Đất trồng cây hàng năm là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên, đất cỏ tự nhiên có cải tạo sử dụng vào mục đích chăn nuôi; bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác.”
Tuy nhiên, hiện nay Thông tư này đã hết hiệu lực được thay thế bởi Thông tư 28/2014/TT-BTNMT
Căn cứ Điều 9 Thông tư 28/2014/TT-BTNMT quy định về chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai về loại đất
“Chỉ tiêu loại đất thống kê, kiểm kê được phân loại theo mục đích sử dụng đất và được phân chia từ khái quát đến chi tiết theo quy định như sau:
1.Nhóm đất nông nghiệp, bao gồm:
a) Đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm;
Trong đất trồng cây hàng năm gồm các loại: Đất trồng lúa (gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương); đất trồng cây hàng năm khác (gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác).”
Như vậy, đất trồng cây hàng năm gồm các loại đất trồng lúa gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúc nước còn lại và đất trồng lúa nương.
Thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm
Theo Điều 125, 126 Luật đất đai 2013 thời hạn sử dụng đất gồm 02 loại:
- Loại 1: Sử dụng đất ổn định lâu dài (không giới hạn thời gian) chủ yếu là do cộng đồng dâ cư sử dụng
- Loại 2: Đất có thời hạn sử dụng
Bên cạnh đó, còn quy định rõ thời hạn sử dụng đất trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng và chuyển quyền sử dụng đất như: chuyển nhượng (mua bán), tặng cho, chuyển đổi…
Thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn thì thời hạn không quá 05 năm.
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nghiệp sử dụng đất được giao, công nhận quyền sử dụng trong trường hợp được giao đất trồng cây hàng năm có thời hạn là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn 50 năm.
Cá nhân, hộ gia đình thuê đất nông nghiệp thì có thời hạn không quá 50 năm. Lưu ý: Khi hết thời hạn thuê đất, nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê.
Tổ chức được giao đất, thuê đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất không quá 70 năm.
Khi hết thời hạn sử dụng đất, nếu không được gia hạn hoặc không muốn gia hạn hoặc không thuê thì sẽ bị thu hồi.
Thời hạn sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất
Trường hợp chuyển đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác thì hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất ổn định lâu dài.
Trường hợp chuyển mục đích sử dụng giữa các loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất đó theo thời hạn đã được giao, cho thuê. Khi hết thời hạn, được xem xét gia hạn nhưng không quá 50 năm nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng;
Trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thì thời hạn sử dụng đất được xác định theo thời hạn của loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng. Thời hạn sử dụng đất được tính từ thời điểm có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
Trường hợp thời hạn sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất (mua bán, tặng cho, chuyển đổi…)
Sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với loại đất có quy định thời hạn thì thời hạn là thời gian sử dụng đất còn lại của thời hạn sử dụng đất trước khi nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Người nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với loại đất được sử dụng ổn định lâu dài thì được sử dụng đất ổn định lâu dài.
Phân loại đất trồng cây hằng năm
Trong đất trồng cây hàng năm gồm các loại:
- Đất trồng lúa (gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương);
- Đất trồng cây hàng năm khác (gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác).”
- Đất trồng cây hằ̀ng năm khác là đất chuyên trồng các loại cây có thời hạn sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (1) năm, chủ yếu để trồng màu, hoa, cây thuốc, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm, cỏ không dùng trong chăn nuôi.
Điều kiện tách thửa đối với đất trồng cây hàng năm
- Thứ nhất là có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thứ hai là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Thứ ba là diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất trồng cây hằng năm phù hợp với điều kiện và tập quán tại từng địa phương.
- Ngoài ra, thì từng tỉnh sẽ có thể có các điều kiện khác được quy định cụ thể tại quyết định của UBND tỉnh
Ví dụ: Muốn tách thửa đất trồng cây hàng năm ở Đồng Nai thì cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Quyết định 03/2018/QĐ-UBND: Quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bao gồm điều kiện chung để tách thửa và điều kiện riêng đối với đất trồng cây hàng năm. Theo điều 3 nghị định này Điều kiện chung để được tách thửa đất quy định:
- Thửa đất đã được cấp một trong các loại giấy tờ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).
- Thửa đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án và trong thời hạn sử dụng đất.
- Thửa đất không thuộc khu vực bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa, thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định, phê duyệt theo quy định pháp luật.
- Diện tích thửa đất tách thửa chưa có quyết định thu hồi đất, chưa có thông báo thu hồi đất, chưa có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuộc trường hợp thu hồi đất theo quy định của pháp luật đất đai hoặc không có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án.
- Tách thửa đất để hình thành các thửa đất mới phải đảm bảo quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai năm 2013.
- Thửa đất tách thửa phải đảm bảo diện tích, kích thước tối thiểu và các điều kiện cụ thể để tách thửa đối với từng loại đất theo quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Quyết định này.
Quy định diện tích, điều kiện cụ thể tách thửa đối với đất trồng cây hằng năm (do đất trồng cây hằng năm nằm trong nhóm đất nông nghiệp nên áp dụng theo điều 5 của Quyết định 03/2018/QĐ-UBND) nên diện tích tối thiểu thửa đất hình thành sau khi tách thửa tại Đồng Nai như sau:
- Các phường và các xã Hóa An, Tân Hạnh, Hiệp Hòa, thuộc thành phố Biên Hòa; các phường thuộc thị xã Long Khánh; các thị trấn thuộc các huyện diện tích tối thiểu thửa đất là 500 m2(năm trăm mét vuông);
- Đối với các xã còn lại, diện tích tối thiểu được phép tách thửa là 1.000 m2(một nghìn mét vuông).
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề Đất trồng cây hàng năm là gì? Quy định của pháp luật về đất trồng cây hàng năm mới nhất.

Có thể bạn quan tâm

Những bài thơ ngắn hay về ăn uống hài hước nhất

Nhà phố là gì? Có mấy loại nhà phố? Những ưu điểm và nhược điểm của nhà phố là gì?

Nhà mặt đất là gì? Nhà chung cư là gì? So sánh nhà mặt đất và chung cư cho người sắp mua nhà?

Môi giới bất động sản là gì? Công việc cụ thể và lợi ích của người môi giới nhà đất chuyên nghiệp?

Nên mua nhà nhỏ trong ngõ to hay nhà to trong ngõ nhỏ?

Sổ đỏ là gì? Sổ hồng làm gì? Cách phân biệt sổ hồng và sổ đỏ chi tiết?

Đất nông nghiệp là gì? Có mấy loại đất nông nghiệp? Đất nông nghiệp khác đất ở như thế nào?
